
Vòng Tay Xoắn Mạ Vàng
Tiêu chuẩn đánh giá đá quý
Tiêu chuẩn đánh giá đá quý, 14, Minh Thiện, Mua Bán Nhanh Trang Sức
, 29/07/2015 18:33:331 – Loại đá: Hiển nhiên những loại đá quý như kim cương, Ruby sẽ giá trị hơn nhiều so với thạch anh hay Calcedone. Đây là điều quá là hiển nhiên, tuy vậy có một số điều trangsucusa.com muốn lưu ý quý khách. Để một viên đá được gọi bằng những tên “đáng giá”, bản thân nó phải thõa mãn rất nhiều yêu cầu chứ không đơn thuần là cấu tạo hóa học giống là được.
Ví dụ, trong bách khoa toàn thư, Emerald được định nghĩa là Beryl có màu xanh lá cây. Nhưng không phải viên Beryl màu xanh lá nào cũng được gọi là Emerald. Emerald cần phải có màu trong, xanh lục đậm và có cấu tạo chính là Beryl. Beryl màu xanh lục trong nhưng nhạt, hay màu xanh lục đậm nhưng không được trong thì không được gọi là Emerald. trangsucusa.com đã từng sở hữu 2 loại đá Beryl “nửa vời” như vậy, và giá của nó rất rất rẻ so với Beryl đủ tiêu chuẩn thành Emerald.
Citrine là tên gọi khác của thạch anh vàng, tuy nhiên không phải thạch anh có màu vàng nào cũng được gọi là citrine. Nếu màu nhạt quá, người ta chỉ gọi nó là thạch anh mà thôi.
Để có thể xác định được viên đá mà quý khách sở hữu có thực sự được mang tên gọi có giá trị hay không, cách hay nhất là quý khách nên mang đến trung tâm giám định đá quý, họ sẽ dựa trên những tiêu chuẩn chung để xác định tính chất viên đá, trên cơ sở đó xác định tên gọi đá quý.
2 – Độ hiếm: Hiếm là một trong những yếu tố cấu thành nên giá bán của một loại đá. Khi một loại đá được khai thác dễ hơn do mật độ dày, chi phí bỏ ra để khai thác nhỏ hơn, khiến giá vốn giảm. Khi đó, nhà khai thác và nhà bán sỉ, bán lẻ có thể hạ giá nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Hậu quả của việc đó là khiến khách hàng xem giá trị viên đá thấp hơn các loại đá khác có giá bán tương đương trước lúc giảm giá.
Ngày xưa, Amethyst rất được ưa chuộng, được xếp ngang hàng với các dòng đá quý Ruby – Sapphire. Tuy nhiên về sau, do sự khai thác quá nhiều các mỏ đá ở Brazil đã khiến giá bán của nó giảm xuống và chỉ được xếp vào dòng đá bán quý.
3 – Khối lượng: Khối lượng của đá quý được tính theo cara, 1cara = 0.2gram. 1 viên nặng 1cara có thể có kích thước khoảng 5mm đến 7mm, tùy loại đá. Thông thường trangsucusa.com nhận thấy giá bán thường được nhân theo khối lượng. Ví dụ 1 viên 1cara giá 20usd thì viên 2cara giá 40usd, 3 cara là 60usd…. đây là cách tính giá không hẳn chính xác. Ví dụ, giả sử với tỉ lệ hao hụt là 2/3, 1 viên đá thô 3cara có thể mài được 1 viên thành phẩm 1cara, viên 6cara, 9cara có thể mài được viên thành phẩm 2cara, 3cara. Tuy nhiên, trong tự nhiên, các viên đá quý 6cara, 9cara hiếm hơn rất rất nhiều so với viên 3cara. 1 viên đá thô 6cara có thể mài được 1 viên đá nặng 2cara, nhưng 2 viên đá thô 3cara thì không thể mài được 1 viên đá 2cara.
4 – Độ trong: Độ trong được đánh giá theo số lượng và kích thước tạp chất bên trong viên đá quý. Thông thường, độ trong được đánh giá theo 6 cấp độ:
IF: (Internal Flawless). Chất lượng vô cùng tốt, không hề có tạp chất.
VVS: (Very Very slight inclusions). Chất lượng rất rất tốt, tạp chất được hiếm được nhìn thấy rất ít dưới kính phóng đại 10 lần
VS: (Very slight inclusions): Chất lượng rất tốt, Tạp chất chỉ được nhìn thấy dưới kính phóng đại 10 lần.
SI1: (Slightly included). Chất lượng tốt, tạp chất nhỏ, được nhìn thấy bằng mắt thường ở cự ly gần
SI2: (Some inclusions). Chất lượng tạm được, tạp chất được nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
I: (Included) Tạp chất lớn quá, chất lượng quá thấp.
5 – Kích thước: Kích thước cũng đóng vai trò tương đương, thậm chí quan trọng hơn khối lượng trong vấn đề xác định giá trị đá quý. Thật vậy, thợ mài có thể gia tăng khối lượng thành phẩm một cách không hợp lý bằng cách cắt đá sâu hơn, hạn chế số lượng giác… Mặt khác, nếu quý khách mua mặt đá để gia công thành nhẫn hay mặt dây chuyền, phần mặt ngoài mới đóng vai trò quyết định hình thức nhẫn hay mặt dây chuyền.
6 – Kiểu cắt: Việc mài đá giúp sản phẩm có tính phản quang cao hơn, sáng và lung linh hơn dưới ánh sáng thường. Thông thường, đá được cắt theo các kiểu sau
Khi một viên đá được mài giác đạt chuẩn, và có độ trong rất hoàn hảo khi đặt dưới ánh sáng thường hay sáng đèn, ta nhìn thẳng vào viên đá sẽ khó thấy được phần mặt sau hay mặt bên của đá. Chúng ta chỉ nhìn thấy ảnh ảo của những vết giác rất độc đáo. Để làm được điều này cần có sự tính toán rất cẩn thận từ thợ mài.
7 – Màu sắc: Với các loại đá khác nhau thì giá trị của nó cũng khác nhau theo màu sắc. Ví dụ, kim cương trong sẽ giá trị hơn kim cương vàng hay đen. Nhưng thạch anh vàng và thạch anh đen lại giá trị hơn thạch anh trắng.
Nhiều loại đá có những màu khác nhau dưới những điều kiện ánh sáng, góc nhìn khác nhau. Một thí dụ phổ biến nhất là alexandrit, trangsucusa.com đã từng sở hữu 1 viên alexandrit được nuôi nhân tạo. Ban ngày đá có màu vàng xanh, đến tối có màu vàng nhạt, rất thú vị.
8 – Xử lý: Thông thường đá thiên nhiên khi được khai thác có các tạp chất, màu không đẹp…. Để làm màu viên đá đậm hơn, nhạt hơn, mất tạp chất, trong hơn, người ta sẽ sử dụng các cách xử lý khác nhau. Viên đá thiên nhiên chưa qua xử lý sẽ có giá trị cao hơn viên đã qua xử lý. trangsucusa.com sẽ đề cập về vấn đề này trong một bài viết sắp tới.
9 – Các yếu tố xã hội: Ở những quốc gia châu lục khác nhau, do phong tục tập quán thói quen khác nhau nên nhu cầu của người dân về đá quý cũng khác nhau. Ví dụ, thời xưa ở Việt Nam rất chuộng cẩm thạch (jade) còn ấn độ rất chuộng Ruby… Một phần lý do của vấn đề này là tâm lý “bắt chước” của một phần người dân có mức sống cao , và bản thân họ không có nhiều cơ hội lựa chọn các loại đá khác nhau..
Tiêu chuẩn đánh giá đá quý Đánh giá trang sức

Sét Bộ Dây Nam Và Nhẫn Mạ Vàng
Các bài viết liên quan đến Tiêu chuẩn đánh giá đá quý, Đánh giá trang sức

Set Bộ Kiềng Cưới 5 Món Ma Vàng